Tác hại của ngộ độc khí CO đối với sức khỏe như thế nào?

Thứ bảy - 26/06/2021 16:15
Khí CO hay Cacbon monoxit có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Với nồng độ cao có thể gây tử vong. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chất khí trên qua bài viết sau nhé.

Bên cạnh những khí như Oxy Nito, CO2,… chắc hẳn ai cũng đã nghe qua khí CO và sự độc hại của nó gây ra đối với con người cũng như động thực vật. Vậy ta đã hiểu sâu hơn về khí CO chưa?. Và vì sao sự độc hại của khí CO cũng đang là mối quan tâm trên toàn cầu?
Khi carbon monoxit co the gay tu vong
Khi carbon monoxit co the gay tu vong

Khí CO là gì?

Khí CO hay là Cacbon monoxit, là một loại chất khí không màu, không mùi, khả năng bốc cháy và độc tính của chúng rất cao. Khí CO chính là sản phẩm trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon.

Khí CO có nguồn thải từ đâu?

Hầu hết khí CO được sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như: gas, than, củi, xăng, dầu… Trong gia đình, khí xuất hiện từ các nguyên nhiên liệu như hơi đốt hay gỗ không cháy hết,… Hoặc trong các thiết bị dùng CO làm nhiên liệu lò sưởi, bếp lò,…

Nói chung, sau quá trình đốt các nhiên liệu gốc cacbon (hầu hết là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, trừ hydro nguyên chất) có chứa CO đều sinh ra nó.

Ngoài ra, Khí CO còn tồn tại với hàm lượng cao trong thuốc lá

Tại các môi trường thiếu không khí sạch và những môi trường có nguy cơ bốc cháy hay nổ cao. Đặc biệt, những người làm việc ở đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe hay tính mạng. Vì có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt các công nhân hầm mỏ, nhân viên cứu hoả, thậm chí là các nhà du hành vũ trụ,… cũng khó mà tránh khỏi những tai nạn nghề nghiệp do loại khí này gây ra

Sự độc hại mà khí CO gây nên

Như đã nói phía trên, CO mang độc tính rất cao. Nếu lượng khí CO quá lớn khi chúng ta hít phải vào, chúng sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy trong máu gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là tổn thương hệ thần kinh, tới một thời điểm nhất định con người có thể tử vong. Bởi nếu khoảng 0.01% khí CO có trong khí quyển cũng có thể đe dọa tới tính mạng.

Cơ chế gây độc: Khi một người hít phải khí CO vào phổi, sự khuếch tán nhanh của khí này dễ dàng vượt qua một số bộ phận như phế nang, màng mao mạch phổi vào máu. Sau đó liên kết với nửa sắt của heme với ái lực lớn hơn gấp 240 lần so với oxy. Vì liên kết này quá bền vững hơn oxy rất nhiều dẫn tới nhân Heme không còn thể liên kết với oxy được nữa.

Các biểu hiện, tình trạng khi nhiễm khí CO

Bởi vì mang cho mình các tính chất như không màu, không mùi. Cho nên con người khó mà phân biệt được việc mình có bị nhiễm độc hay không. Nhưng các biểu hiện lâm sàn sẽ giúp chúng ta biết rõ được điều đó

Thông thường khi hít phải khí CO một lượng đủ để có thể gây ra ngộ độc sẽ bắt đầu bởi những cảm giác thất thần, nhức đầu,… Kế tiếp là cảm thây buồn nôn, khó thở rồi rồi nạn nhân sẽ bị chìm vào trạng thái hôn mê.

Nguy hiểm hơn, khi bạn đang ngủ hay trong lúc tinh thần không tỉnh táo như say rượu bia. Mà bị ngộ độc khí CO thì sẽ bị hôn mê mà không ai biết. Sau khi dần chìm vào trạng thái hôn mê, nạn nhân sẽ từ từ tắt thở và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Mức độ nhiễm độc khí này có nặng hay nhẹ đều phụ thuộc vào nồng độ CO có trong không khí, thời gian tiếp xúc, trạng thái cơ thể, nơi nhiễm độc,…

Những người có sức đề kháng kém, phụ nữ đang mang thai, những người có tiền sử bệnh tim mạch, máu… là những đối tượng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nên đề phòng khi đến những nơi hoặc sử dụng vật/nhiên liệu có tồn đọng loại khí này

Các mức độ, giai đoạn nhiễm độc khí CO

Giai đoạn nhẹ

Như đã nói ở trên, các biểu hiện ban đầu thường là những tình trạng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,… đây là những tình trạng kiểu cảm cúm nhưng không hề sốt.

Giai đoạn trung

Khi đến giai đoạn này, nạn nhân thường cảm giác đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, bị tê nhiều nơi trên cơ thể, ngất,…  nếu tình trạng này kéo dài, chúng có thể sẽ chuyển sang mức độ nặng và gây tử vong.

Mức độ nạn nhân bị nhiễm độc CO, nồng độ của nó tăng dần thì mức độ đau đớn, tình trạng nân nhân cũng trở nên trầm trọng

Nếu lượng HbCO trong cơ thể tăng:

  • Từ 10-20%: gây nhức đầu, chóng mặt, ói mửa và khó thở
  • Từ 30-40%: đau nhức đầu dữ dội, nhịp tim đập nhanh, có thể hôn mê sâu
  • Trên 40%: hơi thở sẽ dồn dập, hoặc ngưng thở, co giật, bất tỉnh, tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn, hay tử vong.

Tuy lượng HbCO trong máu chỉ chiếm 0,05% nhưng nếu hít phải khí CO trên 30 phút cũng đều gây tử vong.

Giai đoạn mức nặng

Khi đến giai đoạn này, nạn nhân thường có tình trạng ói mửa, thở dốc, thần trí mơ hồ, mắt mờ và mất ý thức. Có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nếu thấy nạn nhân có những biểu hiện trên, phải lập tức đưa nạn nhân ra ngoài không khí sạch và đưa đến trạm cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.

 

Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm khí CO

Để giữ sức khỏe cũng như bản thân, chúng ta cần ngăn ngừa khí CO bằng cách:

  • Đừng ở trong nhà kín, gara,… khi đang đốt than, đốt nhiên liệu, hoặc máy móc đang hoạt động. Không đốt than, dùng lò bếp để sưởi ấm.
  • Kiểm tra các loại thiết bị chạy bằng gas, dầu và than. Luôn bảo trì chúng trong nhà thường xuyên, làm sạch ống khói mỗi năm
  • Lắp đặt các thiết bị báo động mức độ khí CO tại nơi sinh hoạt và làm việc
  • Sử dụng máy phát điện trong nhà, tầng hầm, và nhà để xe hoặc cách xa cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông gió ít hơn 6 mét.
  • Dùng các thiết bị lọc không khí trong nhà hoặc trong ô tô.

Ngoài ra, bạn cũng không nên những việc như: tự ý một mình xuống các giếng cạn, các hố sâu kín gió, hầm, các hồ chứa,… để khô lâu ngày. Nếu do công việc bạn buộc phải xuống những nơi đó thì phải làm các biện pháp thông khí trước khi xuống và phải có máy đo nồng độ khí CO để đảm bảo an toàn cho chính bạn

Công Ty TNHH Kỹ Thuật Và Dịch Vụ VINATECH
Chuyên Cung cấp, sửa chữa và Hiệu Chuẩn máy đo khí Gas Detector 
Địa Chỉ : TDP Số 1 - P. Nam Hải - Q. Hải An - Tp. Hải Phòng
Điện Thoại : 0845.199.666

  Ý kiến bạn đọc

0845 199 666
1
Bạn cần hỗ trợ?
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây